Có thể quy tên của hợp chất hữu cơ về hai loại chính và một loại trung gian.· Danh pháp hệ thống: là loại danh pháp trong đó mọi bộ phận cấu thành đều có ý nghĩa hệ thống.
Thí dụ: Hexan ( C6H14) = hexa( tiền tố xuất phát từ tíêng Hy Lạp, có nghĩa là sáu)+ an( hậu tố chỉ hidrocacbon no)
Hexa+an=hexan ( bỏ bớt một chữ “a” liền nhau)
· Danh pháp thường:
Danh pháp thường ( thông thường) là loại danh pháp được hình thành dựa theo nguồn gốc tìm ra hoặc theo tính chất bề ngoài ( màu sắc, mùi vị…)hoặc một yếu tố khác không có tính hệ thống..
Thí dụ: Ure ( tiếng Pháp: urée) có nguồn gốc từ urine( tiếng Pháp có nghĩa là nước tiểu) vì ure lần đầu tiên được tách ra từ nước tiểu năm 1778.
· Danh pháp nửa hệ thống hay danh pháp nửa thông thường:
Loại danh pháp này mang tính chất trung gian của hai loại danh pháp trên, vì nó chỉ có một vài yếu tố hệ thống.
Thí dụ : Stiren ( C6H5=CH2) có nguồn gốc là stirax( tên loại nhựa cây cho stiren ) và chỉ của hậu tố -en nói lên sự có mặt của nối đôi C=C trong hệ thống.
II) Phân loại danh pháp IUPAC:
Tên của các hợp chất hữu cơ theo IUPAC gồm nhiều loại mà phần nhiều thuộc danh pháp hệ thống, chỉ có một số ít là nửa hệ thống và tên thường.
( các bạn thân, để tránh gây rối, tớ sẽ lược bớt một số loại danh pháp không gặp trong phổ thông)· Tên thay thế: là tên thế được tạo nên nhờ thao tác thay thế
Tức là thay một hay nhiều nguyên tử H ở bộ phận chính gọi là hidrua nền( mạch chính, mạch vòng chính…) bằng một hay nhiều nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác rồi lấy tên của hidrua nền ghép với tên của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mới thế vào.Tên của nhóm nguyên tử thế vào có thể thêm vào như một tiền tố hay hậu tố tuỳ trường hợp theo những nguyên tắc nhất định.
Thí dụ1: CH3-CH2-OH
Hidrua nền: etan
Nhóm thế: -OH có tên ở dạng hậu tố : -ol
Tên thay thế: etanol
Thí dụ 2: Cl-CH2-CHCl-CH3
Hidrua nền: propan
Nhóm thế : -Cl có tên ở dạng tiền tố: Cloro- hoặc clo-
Tên thay thế: 1,2-điclo(ro)propan
Thí dụ 3: C6H5-NH-CH3
Hidrua nền: anilin
Nhóm thế: -CH3 có tên metyl
Tên thay thế: N-metylanilin
· Tên loại chức hay là tên gốc -chức-chức hoá học :là nhóm nguyên tử có hoá trị chưa đảm bảo, gây ra những tính chất đặc trưng riêng cho từng loại chất hữu cơ.
-tên loại chức hay là tên gốc -chức được tạo nên bằng thao tác cộng tên của các góc hay nhóm tên của chức hữu cơ.
thí dụ:
CH3CH2Br: etyl bromua
CH3COCl: axetyl clorua
CH3CH2COCOCH3: etyl axetat
CH3CH2OH : ancol etylic hay etyl ancol
· tên thường và tên nửa hệ thống được lưu dùng trong hệ thống tên c ủa IUPAC
Đó là tên của một số hidrocacbon mạch hở, mạch vòng, nhóm ( hay gốc) hidrocacbon, dẫn xuất hidroxi, hợp chất cacbonyl, axit cacboxylic, dị vòng, v.v…Chia làm 3 nhóm:
v nhóm 1:gồm các tên được dùng khi không có nhóm thế và khi có nhóm thế ở bất kỳ vị trí nào.Thí dụ: etan, axetilen, benzen, phenol, anilin, axit bezoic, v.v…
v nhóm 2: gồm các tên được dùng khi không có nhóm thể và khi có nhóm thế ở một số vị trí nhất định( thường là ở mạch vòng).thí dụ : toluen, stiren...
v nhóm 3: gồm các tên chỉ được dùng khi không có nhóm thế.thí dụ: isopentan,neopentan, isopren,glixerol, axit lactic.v.v…
I) Các chỉ số về vị trí: các chỉ số vị trí cuả các nhóm thế và nhóm chức là những chỉ số Ả Rập ( 1,2,3,…)các chữ cái Hy Lạp( anpha, bêta, gamma…) hoặc chữ cái La tinh( O, N, P…).Nhiều tiếng nước ngoài viết là locant.
-trưóc đây I chưa quy định cụ thể vị trí đặt các locant trong tên gọi hợp chất hữu cơ, nên đã tồn tại nhiều cách viết khác nhau.thí dụ:
CH3CH2CH=CH2 có thể viết là 1-buten hay buten-1 hoặc but-1-en
CH3CH2CH2OH có thể viết là 2-propanol hay propanol-2 hoặc propan-2-ol
-gần đây I đã quy định rõ ràng tất cả các “locant” dù là số hay chữ cái cần được đặt ngay trước bộ phận có liên quan cuả tên gọi hợp chất hữu cơ.
Thí dụ:
CH3CH2CH=CH2 gọi là : but-1-en
CH3-CHOH-CH3 gọi là : propan-2-ol
CH2=C(C2H5)CH=CH2:2-etylbuta-1,3-đienII) Dấu phẩy, dấu gạch nối, khoảng trống :
locant, locant
chữ chữ
locant-chữ
chữ-locant
Cách đọc tên các hợp chất dị vòng:
+Kích thước của vòng được chỉ bằng thân chữ ir, et, ol, in, ep, on, oc, ec tương ứng các vòng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 cạnh.
+Loại dị tử có mặt được chỉ bằng các tiếp đầu ngữ oxa, thia, aza tương ứng oxi, lưu huỳnh, nitơ. Khi có mặt hai hay nhiều dị tử thì thứ tự đọc và đánh số ưu tên như sau : oxi > lưu huỳnh > nitơ. Ví dụ oxaza, thiaza.
+Ta phân ra hai loại là dị vòng chứa nitơ và dị vòng không chứa nitơ.Ở dị vòng chứa nitơ:
Chưa no: -irin- , -et , -ol , -in, -epin , -ocin , -onin , -ecin . Lưu ý chưa no ở đây là chứa tối đa nối đôi trong vòng, không tính các nối đôi tụ tập.
No: -iridin , -etidin , -olidin , các dị vòng nitơ no nhiều C hơn ta thêm tiếp đầu ngữ pehidro được gắn với thân chữ và tiếp vĩ ngữ của hợp chất chưa no đầu dãy.Ở dị vòng mà dị tử khác nitơ: (Đối với mỗi vòng ta xác định một dị tử chính theo thứ tự từ oxi > lưu huỳnh > nitơ )
Chưa no: -iren- , -et , -ol , -in , -epin , -ocin , -onin , -ecin
No: -iran , -etan , -olan , -an , -epan , -ocan , -onan , -ecan.
+Việc đánh số trong vòng bắt đầu từ dị tử và đi quanh vòng theo chiều nào khiến cho các nhóm thế (hay các dị tử khác ) có số vị trí thấp nhất. Khi có hai hay nhiều dị tử khác nhau oxy đánh trước rồi đến lưu huỳnh, nitơ.
+Hợp chất có vòng bị khử một phần được xem là dẫn xuất của hidro và được nêu rõ bằng cách gắn kí hiệu H vào số chỉ vị trí của bảo hòa đối với tên hợp chất.
Phân tích: Do vòng năm cạnh nên thân chữ là ol, ta thấy vòng trên là dẫn xuất dihidro của vòng no( có số nối đôi cực đại ), thân chữ + tiếp vĩ ngữ là ol. Nên tên cơ bản sẽ là 2,3-dihidroazol, ta lược bỏ chữa “o”.
Sưu tầm.
Nếu muốn biết rõ về danh pháp của các hợp chất hữu cơ thì bạn có thể tìm đọc cuốn " Danh pháp hợp chất hữu cơ" của thầy Trần Quốc Sơn